ĐỒNG QUAN SCHOOL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học?

2 posters

Go down

Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học? Empty Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học?

Bài gửi  doannhu86 Sun Jun 27, 2010 1:28 am

Kỳ thi tuyển sinh vào đại học sắp tới. Chuẩn bị vào mùa thi của các em, mình đã thu thâp được một số kinh nghiệm cộng với kinh nghiệm của bản thân đã trải qua mong rằng có thể giúp được các em phần nào trong kỳ thi tới.

Trước hết xác định rõ trường mình sẽ thi. Có thể các em đã làm rồi. Hy vọng đó là các trường các em thích (đừng chạy theo tên tuổi các trường mà xem nghành mình học trường đó đào tạo như thế nào, đó mới là vấn đề thúc đẩy các em sau này khi vào trường)

Vấn đề ôn và luyện thi : với kiến thức thì tôi không thể giúp các em nhiều. Vì đó là khối kiến thức các thầy cô đã truyền đạt cho các em tương đối đầy đủ .
Về kinh nghiệm ôn thi không cần đi đâu xa mà hãy ôn luyện ngay tại trường nếu em nào không có điều kiện ôn tập tại nhà vẫn được , ôn tập tại trường thầy cô sẽ tiếp thêm lửa và giúp các em củng cố kiến thức, vì giờ thi tất cả kiến thức trong sách ra. Ôn ngoài làm gì cho tốn tiền, đến các trung tâm thầy cô không nhiệt tình lớp học còn chật trội mà còn phải làm quen với môi trường mới bạn mới.
Cố gắng ôn tập thật tốt các em nhé !

Về vấn đề ăn ở và đi lại trước khi đi thi các em cần xem xét kỹ địa điểm thi ở đâu vì có trường đông nên họ mượn cơ sở để thi.

Các em nên đến sớm cố gắng là 1tuần trước ngày thi để làm quen với môi trường, ăn uống đi lai. Nên tìm nhà trọ cách trường 1-2 cây để tiện cho việc đi lại ,dĩ nhiên là càng gần càng tốt (một số trường có ký túc xá thì cần nên sớm để đăng ký) còn nếu trọ gần ai không có điều kiện thì chi phí cũng khá tốn đấy. Mỗi em nên có một người đi cùng hoặc 4,5 em đi cùng một người lớn đi cùng ( ở đây không phải là để quản) mà là để lo cho các em cơm nước, ăn uống, giặt đồ (càng đỡ lo nghĩ nhiều càng tốt) và là chỗ dựa tinh thần cho các em.

Đồ ăn nên ăn các đồ ăn quen thuộc đi nhiều vùng miền có nhiều món ăn lạ có thể không quen với khẩu vị và gây ra một số bệnh như : ngã nước, sốt xuất huyết ,cảm cúm …. Cố gắng tăng cường chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm sạch và an toàn như: sữa hộp đóng gói, hoa quả tươi ăn chín uống sôi vẫn là biện pháp tốt nhất

Vấn đề trước ngày thi: trước ngày thi các em cần rà soát lại một loại hệ thống kiến thức 1,2 ngày trước hôm thi. Đừng nên tập trung ôn luyện cho đến khi đến cửa phòng thi . Nó sẽ làm cho các em căng thẳng ,đầu óc rơi vào trạng thái trống rỗng dẫn tới mất bình tĩnh hoảng sợ. một số bạn có thể đột quỵ do áp lực tâm lý. 1-2 ngày cuối bạn có thể giải trí nhẹ nhàng như đi chơi, nghe nhạc, xem tivi…

Tâm lý vào phòng thi: đây là vấn đề khá quan trọng thường có 30 -60 phút trước khi phát đề thi các em nên đến sớm một chút để tránh tắc đường khi vào phòng thi, có thể đem theo một hộp sữa vừa để bổ sung nước và chất dinh dưỡng khi cơ thể cần. Đến phòng thi sớm để làm quen với phòng thi giao lưu với các bạn khác để bớt căng thẳng.

Tìm hiểu về những người xung quanh nếu không phải cùng đăng ký cùng một nghành thì khi làm bài chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng làm bài.
Đó là một số kinh nghiêm tôi tích luỹ được trong mùa thi của mình mong các em cố gắng học tập và ôn luyện thật tốt giành kết quả cao NHẤT. Bước chân vào cánh cửa ĐẠI HỌC. Hãy cùng nghe bài “niềm tin chiến thắng” để có thêm động lực cho chúng ta.
doannhu86
doannhu86
Admin

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 08/01/2009
Age : 38
Đến từ : A1/2001-2004

http://360.yahoo.com/doannhu86

Về Đầu Trang Go down

Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học? Empty Re: Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học?

Bài gửi  Admin Sun Jun 27, 2010 3:06 am

Khi ôn thi những ngày cuối cùng, cần chú ý :

Ở nhà:

Có kế hoạch cho 15 ngày cuối cùng. Dứt khoát phải có kế hoạch.
Có thể nhờ người thân nhắc nhỡ mình dậy học đúng giờ.
Dán kế hoạch ở nơi dễ nhìn nhất, ở nơi mình thường có mặt nhất.
Từng buổi học nên ít nhất là 2 môn, đan xen nhau chứ không dồn lực hết trọn buổi cho một môn.
Biết tự kiểm tra lại mình sau mỗi bài, mỗi chương.
Những môn có bài tập thực hành thì phải có lượng thời gian tự làm bài tập.
Không dấu dốt, sẵn sàng hỏi thầy, bạn, anh, chị, ba, mẹ hoặc những người có khả năng và uy tín trong lĩnh vực cần hỏi.
Không tự ý cắt xén phần ôn tập theo quy định. Không tự an ũi mình rồi dễ dàng bỏ qua, bỏ sót.
Đã đọc các đề kiểm tra những năm trước chưa. Hãy đọc, hãy giải và làm không dưới 2 lần các đề gần đây 3 năm.
Phải chú ý các lý thuyết, các kiến thức kinh điển, không có lý thuyết không thể giải bài tập.
Ăn uống điều độ, đủ chất bổ. Không dùng các chất kích thích, các thuốc thức.
Không được có suy nghĩ sử dụng tài liệu hay cầu cứu người khác khi đi thi.
Không tin vào các tin đồn lộ đề, bán đề.
Nắm vững thông tin liên lạc với bạn bè và thầy cô.

Trên lớp

Đừng bỏ sót những buổi học cuối cùng.
Ghi chú cẩn thận các lời khuyên, lời dặn và nhớ đọc lại, thực hiện các điều ấy.
Không có quyền và không được phép tham gia các trò chơi, bửa tiệc kéo dài quá 1 tiếng đồng hồ.
Mạnh dạn làm bài trên lớp để đánh giá đúng thực lực của mình.

Chuẩn bị trước mỗi buổi thi

Có 2 cây viết cùng màu, đầy mực. Dùng bút bi. Tránh dùng bút máy.
Có thước kẻ, ê ke, compa, viết chì, gôm.
Không dùng bút xoá.
Không dùng mực màu sáng.
Máy tính phải thay pin mới. Không mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng. Chú ý các Mod đang có của máy tính (độ, Rad). Chú ý nghiệm thực hay ảo trên máy tính. Bấm máy tính có thể bị nhầm nên phải kiểm tra lại.
Cách ngày thi 3 ngày thì không thức khuya nữa.
Xác định tinh thần thi là phải đậu.
Mang đủ các giấy tờ cần thiết: thẻ học sinh, piếu dự thi … để đúng nơi quy định.
Dự trù phương án trời mưa khi đi thi.
Nếu quên giấy tờ thì cứ thi, sẽ làm cam kết tại Hội đồng thi, đừng chạy vội về nhà.
Có mặt đúng quy định không sớm quá và không được muộn.
Có đồng hồ đeo tay.
Không mang theo điện thoại di động.

Trong khi thi

Dò lại họ, tên, ngày sinh, năm sinh, điểm khuyến khích, xếp loại HL và HK trong phiếu ghi danh ghi điểm. Báo ngay nếu có sai sót.
Xem kỹ trong ngăn bàn, chung quanh chỗ ngồi của mình xem có tài liệu không.
Đọc kỹ đề thi. Có chiến lược cái gì làm trước, làm sau. Tự tin và quyết đoán.
Không được phép bỏ sót câu hỏi cần làm của bài thi.
Câu nào có liên quan câu sau thì phải kiểm tra lại trước khi làm tiếp.
Biết lấy lại bình tĩnh khi run sợ và hồi hộp.
Không được và không nên ghi: “xem tiếp”, “còn nữa”
Nên đáp số và kết luận sau mỗi câu nhỏ.
Không trao đổi và không trông chờ sự giúp đỡ trong phòng thi.
Biết dừng bài đúng lúc để dò lại phần làm được.
Không bôi đen phần bỏ đi. Không đóng khung hay chú thích cái gì lạ.
Nộp bài, ký tên đúng quy định, nhận lại thẻ HS và phiếu dự thi. Chú ý các lời dặn của Hội đồng thi.
Không nộp bài sớm. Không tự ý kết thúc bài làm khi còn dư giờ. Dò lại bài làm nhiều lần.
Sau mỗi buổi thi nên về nhà, ăn uống, tắm rửa để đầy đủ sức khoẻ và tinh thần cho buổi thi mới.
Không bi quan, bỏ cuộc vì một môn nào đó thất bại.
Nghỉ ngơi 1 ngày sau thi TN và luyện thi ĐH ngay.


MÔN HÓA: Quy tắc vàng không nên quên

Thí sinh (TS) nào đã học kỹ những kiến thức thật cơ bản trong sách giáo khoa, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 10, 11, 12, đặc biệt lớp 12 mới có cơ sở để làm tốt bài thi. TS nào thiếu nhiều kiến thức nền tảng của các lớp 10, 11 thì rất khó học để thi đỗ ĐH.
Tuy nhiên, TS cần phải biết tận dụng những kiến thức cơ bản đó để trả lời câu hỏi cho tốt mới là nắm chắc phần thắng trong tay. Học kỹ ở đây hiểu là học để hiểu, để có thể vận dụng vào thực tế nhằm đối mặt với các dạng bài tập cơ bản.
Đọc toàn bộ đề bài, làm những câu dễ trước, câu khó sau. Làm cẩn thận và trọn vẹn từng câu. Đối với phần bài tập hóa học, cần đọc toàn bộ bài một cách cẩn thận từ đầu đến cuối; sau đó mới suy nghĩ để viết đúng được tất cả các phương trình phản ứng, hiểu các số liệu trong đề bài cho, rồi mới đặt ẩn số, lập phương trình và giải phương trình.
Nếu kết quả giải mà thấy phi lý, vô nghiệm thì nên xem lại toàn bộ bài làm xem có sai phản ứng nào không, do đó, việc nháp một cách rõ ràng để có thể dễ dàng kiểm tra lại xem mình sai từ khâu nào là một điều mọi thí sinh nên làm.
Cẩn thận là quy tắc vàng của phần giải toán. TS chớ nên chủ quan mà ra sớm. TS phải biết tận dụng từng giây từng phút cho bài làm đạt điểm cao. Hãy kiểm tra lại từng li từng tí của từng chi tiết (không đời nào giám khảo ra một đề thi để làm trong 3 tiếng mà để TS chỉ cần giải 1 tiếng là xong).
TS bước vào phòng thi phải tự tin, không ỷ lại ở người bên cạnh. Trước khi thi, TS chỉ cần ôn tập cơ bản, không nhất thiết phải đến các trung tâm luyện thi hoặc không nên phải đi thi thử ở các lò luyện bởi lẽ đề thi chỉ ra các bài cơ bản, không đánh đố nên không cần mất thời gian vào những bài toán đánh đố làm gì.
Lỗi TS thường gặp là tính toán vội vàng để rồi nhìn qua bên cạnh thấy mình sai và bắt đầu thiếu tự tin. Những câu không hiểu không làm. Giám khảo không cho điểm những phần TS không hiểu chỉ viết nhăng cuội; tối kỵ nhất là gạch xóa lung tung trong khi làm bài.
Chỉ cần phần dễ làm trước; phần trung bình làm sau một cách cẩn thận hoàn chỉnh thì dù phần khó bỏ hẳn không làm cũng có thể đạt 5-7 điểm cho môn này.


Thi ĐH-CĐ: Môn Vật lý đòi hỏi ngắn gọn và đủ
Tuy nhiên, đề ra theo kiểu gì thì lý thuyết Vật lý cũng vô cùng quan trọng.
Học lý thuyết không phải là học thuộc lòng mà phải nắm vững bản chất hiện tượng Vật lý, các định luật trong các hiện tượng ấy và cố gắng vận dụng các định luật để giải thích vào đời sống thực tế.
Khi học sách giáo khoa (SGK), học sinh nên tự tóm tắt ý chính (khi chấm thi, giám khảo chỉ chấm theo ý đúng sai chứ không theo câu chữ trong SGK vì vậy TS không cần học thuộc lòng mà chỉ cần hiểu. Lý thuyết Vật lý trong đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.
TS nên biết tất cả Vật lý (dĩ nhiên là nội dung chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12). Nếu có gì còn yếu trong kiến thức lớp 10 (Cơ học), lớp 11 (Điện, Từ); phần “áp suất” thậm chí nằm trong chương trình lớp 6 và phần “Công” còn nằm ở chương trình lớp 8...
Học ôn là một chuyện, khi làm bài là chuyện hoàn toàn khác. Xin cảnh báo: Các TS thường để “rơi rụng” điểm một cách rất lãng phí vì vậy cần chú ý các điểm sau: Câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau, câu lạ để cuối cùng mới xét đến.
Có một hiện tượng tai hại là TS thường lao ngay vào câu lạ nhất rất mất thời gian mà nhiều khi không giải được; hãy bắt đầu từ câu dễ nhất để lấy sự phấn khích và cảm hứng cho bài tiếp theo khó hơn.
Một điều nữa là TS cần biết các thầy chấm bài thế nào.
Người hỏi thi (thầy chấm) hỏi không phải vì không biết điều đó mà hỏi là vì muốn xem TS có biết không và biết như thế nào.
Tuy nhiên, rất nhiều TS lại cho rằng những điều dễ như thế, thầy biết rồi không cần phải giải thích, không phải trình bày đầy đủ mất thời gian. Đương nhiên vì thế mà nhiều TS mất điểm oan vì sự thiếu cẩn trọng của mình.
Một điều nữa TS nên lưu ý là làm câu nào dứt điểm câu đấy, ghi vào giấy thi luôn, không để xong cả bài thi mới chép thì sẽ không kịp.
Khi trả lời lý thuyết nếu còn những điều mình phân vân cũng cứ viết vào bài làm, bài tập nếu chưa chắc chắn cũng cứ ghi vào không bỏ qua một chi tiết nào (thầy sẽ chấm và cho điểm những phần đúng).
Khi làm bài, cho dù đặt các phép tính, công thức hay phương trình..., TS nhất thiết phải lý giải các phép tính, công thức, phương trình đó dựa theo định luật Vật lý nào là cơ sở.
Giám khảo sẽ cho điểm cả 2 phần tính toán và lý giải, chớ để mất điểm nào trong cả 2 phần ấy.
Làm bài tập phải viết đủ các công thức Vật lý, đổi đơn vị, kết quả cuối cùng phải có đơn vị, nếu quên sẽ mất điểm, hình vẽ phải rõ ràng; khi làm 1 câu ngắn gọn TS nên chép trong 1 mặt giấy kẻo sót khi mở trang. Làm giấy nháp cũng phải cẩn thận.
Lỗi TS thường mắc là hình vẽ không rõ ràng, quên đơn vị, tính nhầm số.
Môn Toán: Làm bài thế nào để đạt điểm cao?
Đề thi môn Toán sẽ không quá khó nhưng cũng không quá dễ, điều này nhằm phân loại thí sinh (TS). Đề thi thường có 10 câu, trong đó có 6 câu cơ bản, 3 câu hơi khó một chút và 1 câu khó. Vì vậy, TS cần chú ý vào những kiến thức, dạng bài tập cơ bản.
Đặc biệt khi làm bài TS không nên sa đà vào những bài tập quá khó sẽ mất rất nhiều thời gian; hãy bắt đầu bằng những bài mình có thể làm được; và trong những bài đó lại bắt đầu bằng những bài ngắn nhất để kiếm từng 0,25 điểm một.
Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.


MÔN TIẾNG ANH: CHÚ Ý CÁC CÂU HỎI BẪY
Đề thi minh họa (bao gồm cả đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009) là những đề thi có kiến thức cơ bản và nâng cao. Muốn làm được điểm tuyệt đối, thí sinh cần lưu ý 3 phần: phần dễ mắc lỗi nhất, phần dễ sai nhất và những phần khó nhất, yêu cầu phải có chuẩn các kiến thức nâng cao mới làm được. Cụ thể như sau:

Câu số 1, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB Giáo dục) thuộc về phần ngữ âm. Đây là phần ôn luyện căn bản nhất của môn tiếng Anh, tuy nhiên đối với nhiều học sinh phần ngữ âm, từ vựng lại là phần dễ gây nhầm lẫn và mất nhiều thời gian chọn đáp án nhất, một số lưu ý đối với việc ôn tập phần học này: Xác định dấu trọng âm, phương pháp đánh trọng âm đối với từ loại; Xác định nguyên âm đơn, nguyên âm dài, nguyên âm kép. Ví dụ: Yêu cầu đề bài tìm phương án đúng đối với phần gạch chân trong A, B, C hoặc D có cách đọc khác với các lựa chọn còn lại, cụ thể: A. clean; B. head; C. beat; D. heat. Đáp án là B vì trong câu B, xuất hiện nguyên âm kép "ea" được phiên âm là /e:/ các từ còn lại phiên âm /i:/.

Ngoài ra, trong khi ôn tập, thí sinh cần xác định cách đọc các phụ âm như: b trong từ bee; n trong từ nose; d trong từ do... Để tham khảo và học tốt phần này các em có thể cài đặt và sử dụng bộ từ điển (Cambridge Advanced Learner's Dictionary). Một lưu ý quan trọng khác là thí sinh cần xác định nhóm các từ đồng âm dễ gây nhầm lẫn như: /i:/ bean-been, /e/ male-mail hoặc /ai/ aisle-I'll-isle...

Một phần cần chú ý là trong đề thi minh họa này có khoảng 6-8% là câu hỏi bẫy (trong đó đề thi tốt nghiệp THPT có 3 câu, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ có 6 câu). Các câu hỏi bẫy này chủ yếu nằm ở phần cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai. Câu hỏi bẫy là các câu hỏi thường là các câu hỏi mẹo và gây nhầm lẫn cho các thí sinh trong quá trình làm bài. Trên thực tế, các câu hỏi này không khó nhưng lại gây sự nghi ngại cho các thí sinh khi lựa chọn đáp án đúng. Cần phải lưu ý rằng đây không phải là lần đầu đề thi có đưa vào những câu hỏi bẫy mà trong các năm vừa qua, trong đề thi tiếng Anh đều có từ 5-10% câu hỏi bẫy. Đây cũng là những câu hỏi để thí sinh đạt điểm tối đa. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy những học sinh học lực khá giỏi rất chủ quan nên thường làm sai câu này, trong khi học sinh trung bình lại làm đúng. Vì vậy các em cần lưu ý với các câu hỏi bẫy này. Ví dụ: câu số 14, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh - thi ĐH (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB Giáo dục). Yêu cầu đề bài chọn từ/cụm từ thích hợp (ứng với A hoặc B, C, D) để hoàn thành câu, cụ thể: "You stop working too hard _____ you'll get sick". Có 4 đáp án là: A. or else; B. if; C. in case; D. whereas

Đáp án đúng sẽ là A. Trong câu này sẽ có không ít thí sinh có xu hướng chọn đáp án C thay vì đáp án chính xác là A. Về cơ bản, liên từ "in case" có nghĩa là đề phòng, phòng khi và như thế khi sử dụng câu trên ở nghĩa tiếng Việt xét về góc độ nào đó các thí sinh thấy có vẻ hợp lý. Nhưng trên thực tế, cấu trúc "or else" được sử dụng như một dạng phủ định trong các lời khuyên, cảnh báo, nhắc nhở và là một dạng của mệnh đề "if... not" (có nghĩa tiếng Việt là nếu... không). Chẳng hạn, cấu trúc trên có thể chuyển về cách diễn đạt khác, tương đồng: If you work too hard, you'll get sick.

Đề thi minh họa còn có một phần khó, đó là từ vựng. Để làm được các câu hỏi của đề thi này học sinh nên tập trung vào ôn tập các phần: Các dạng từ phái sinh; Từ đồng nghĩa, trái nghĩa; Các từ thuộc chuyên đề và chủ điểm liên quan tới vi tính, công nghệ, khoa học tự nhiên, văn hóa...; Các từ vựng, cụm câu hội thoại; Biến đổi từ (thêm tiền tố, hậu tố) khi dựng hội thoại, viết câu... Ví dụ: Câu số 24, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB Giáo dục). Yêu cầu đề bài chọn từ/cụm từ thích hợp (ứng với A hoặc B, C, D) để hoàn thành câu, cụ thể: To be successful, an artist must show great. Có 4 phương án trả lời là: A. originality; B. origin; C. original; D. originally. Đáp án là B. Lý do: vị trí cần điền là một danh từ, tuy nhiên phần đáp án lại thể hiện 3 danh từ liên quan có ý nghĩa khác nhau, do đó buộc thí sinh phải chọn 1 trong 3. Ở câu này, đáp án là B (origin - bản thân, bản chất), câu A (originality - công trình ban đầu), câu C (original - bản gốc, bản chính).

Đặc biệt có một phần khó trong đề thi là đọc hiểu. (Đề thi THPT từ câu 41-45. Đề thi ĐH, CĐ có 3 đoạn văn: đoạn 1: từ câu 36-45; đoạn 2: từ câu 46-55; đoạn 3: từ 56-65). Đối với bài đọc hiểu thường liên quan đến các chuyên đề: khoa học, đời sống xã hội, giáo dục, ngôn ngữ hằng ngày. Để làm được câu này, ngoài việc hoàn thiện các vốn từ vựng cần thiết các học sinh nên tập trung luyện các kỹ năng đọc theo phương pháp và trình tự: Đọc trước các câu hỏi và đáp án liên quan; đọc lướt nhanh toàn văn (cả đoạn); đọc tìm thông tin truy vấn trong phần câu hỏi, đáp án gợi ý; chọn đáp án đúng; Sử dụng các suy luận để loại trừ phương án sai/đúng. Đặc biệt thí sinh không nên: Quá tập trung vào phần từ mới; Hiểu sai ý câu hỏi; Tự diễn giải theo cách hiểu của cá nhân thay vì tác giả; Chọn đáp án có cách diễn đạt có nhiều ý nghĩa, cách hiểu.

Nguyễn Danh Huy
(Giáo viên Anh Văn)

MÔN LỊCH SỬ: CÓ CẢ CHƯƠNG TRÌNH 11


Phần thi ĐH-CĐ, đề thi minh họa gồm 4 câu cho mỗi thí sinh, trong đó 3 câu (thuộc phần chung) và 1 câu (thuộc phần tự chọn) theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Học sinh cần lưu ý 2 điều sau đây từ đề minh họa này:

1. Khác với đề minh họa thi tốt nghiệp THPT chỉ giới hạn trong chương trình Lịch sử 12 hiện hành, phạm vi kiến thức của đề thi này ngoài chương trình lớp 12, còn bao gồm một phần nội dung chương trình Lịch sử 11. Do vậy, học sinh cần học và ôn đủ nội dung đã quy định trong cấu trúc đề thi đã được phổ biến.

2. Tất cả các câu hỏi của đề này thuộc loại dễ, ở mức tương đương với các câu hỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoại trừ nội dung thí sinh phải trình bày nhiều hơn trong thời gian được phép nhiều hơn. Trong số các câu hỏi của đề thi, chưa câu nào có độ khó tương đương câu phân loại trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ những năm gần đây. Tuy nhiên, do đây chỉ là "đề minh họa" cho cấu trúc đề thi nên rất có thể đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009 sẽ còn có câu hỏi khó hơn hay yêu cầu thí sinh trình bày rõ hơn tác động của một sự kiện lịch sử thế giới cụ thể đối với Việt Nam... Học sinh cần lưu ý điều này để có sự chuẩn bị tốt.

Phần thi tốt nghiệp THPT, cần học và ôn đủ nội dung chương trình.

Câu I không khó nhưng lưu ý: Mặc dù đáp án không nêu, ta vẫn phải hiểu rằng, chủ trương "mới" trong câu này là chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng ta so với thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939). Nêu rõ: thời gian, địa điểm, nội dung cơ bản, ý nghĩa của hội nghị T.Ư 6 và hội nghị T.Ư 8. Nhưng để nhớ đủ ý và không nhầm lẫn, thay vì học thuộc, học sinh nên so sánh nội dung của 2 hội nghị này. Cụ thể là so với hội nghị T.Ư 6, hội nghị T.Ư 8 đã kế thừa, bổ sung những gì và làm như thế có tác dụng như thế nào trong hoàn cảnh lúc bấy giờ?

Câu II dễ nhưng phải chú ý: Đề hỏi gì trả lời đó - như đáp án (không nói đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản). Chú ý cách nhớ: trong từng biện pháp, có biện pháp trước mắt và biện pháp lâu dài. Ví dụ: Để giải quyết nạn đói, biện pháp trước mắt là "nhường cơm, sẻ áo" nhưng về lâu dài phải tích cực tăng gia sản xuất. Để diệt "giặc dốt", biện pháp trước mắt là xóa mù chữ, nhưng về lâu dài phải tổ chức giáo dục chuyên nghiệp. Để khắc phục khó khăn về tài chính cũng cần hai biện pháp như vậy.

Câu IIIa (chương trình Chuẩn), câu này rất dễ. Từ 1945 đến 2000, các nước Tây Âu trải qua 4 giai đoạn: 1945-1950, 1950-1973, 1973-1991 và 1991-2000. Trong mỗi giai đoạn ấy, SGK trình bày cả nội dung kinh tế và chính trị. Đề chỉ yêu cầu thí sinh nêu những nét chính về kinh tế qua các giai đoạn (như đáp án), tức là lựa chọn và tổng hợp kiến thức ở mức độ thấp.

Câu IIIb (chương trình Nâng cao), câu này có 2 ý. Mỗi ý được trình bày ở một mục riêng trong SGK. Thí sinh chỉ nên viết đủ các ý như đáp án, không viết vào bài những gì SGK có nhưng đề không yêu cầu.

Tóm lại, dạng đề này dễ. Các em học theo sách nào cứ làm bài theo sách đó, nhưng cần: Một là, học và ôn đủ nội dung chương trình như cấu trúc đề thi đã nêu. Hai là, trình bày đủ, chính xác những nội dung mà đề yêu cầu chứ không phải viết ra tất cả những gì mình thuộc. Muốn vậy, cần thay thế cách "học thuộc" (mà không cần suy nghĩ) bằng những biện pháp hiệu quả khác.

Tưởng Phi Ngọ
(Giảng viên Khoa Lịch sử, trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 209
Join date : 28/08/2008
Age : 38

http://dongquanschool.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học? Empty Re: Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học?

Bài gửi  lan Wed Jun 29, 2011 10:51 am

em xin cảm ơn thầy,bài viết của thầy rất hay và thực tế,nó có ích cho chúng e lắm

lan
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học? Empty Re: Chuẩn bị gì khi trước ngày thi đại học?

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết