ĐỒNG QUAN SCHOOL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sức mạnh của thói quen

Go down

Sức mạnh của thói quen  Empty Sức mạnh của thói quen

Bài gửi  dinhnen Sun Oct 17, 2010 2:29 pm

Cuộc sống của con người ngày càng phát triển vì vậy cũng sinh ra nhiều kiến thức mới, thói quen sinh hoạt mới.

Hãy làm một cuộc thí nghiệm nhỏ sau:

Cùng một nội dung tin nhắn (họ và tên đầy đủ của bạn chẳng hạn), nhưng bạn thực hiện theo hai cách.

- Cách thứ 1: cầm điện thoại trên tay, nhắm mắt lại và soạn tin nhắn.

- Cách thứ 2: cũng vẫn nhắm mắt nhưng bỏ điện thoại ra và cố soạn tin nhắn bằng trí nhớ của bạn, ví dụ: chữ T nằm ở số 8, chữ H nằm ở số 4 (bấm 2 lần)...

Rõ ràng, bạn khó khăn và mất rất nhiều thời gian để soạn được tin bằng cách thứ 2. Trong khi đó, ở cách thứ 1, bạn có thể thực hiện việc này dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều (với tỉ lệ sai sót thấp).

Thí nghiệm này chứng tỏ, trong quá trình soạn tin nhắn, ngoài trí nhớ (được sử dụng trong cả hai cách) còn có sự tham gia của một loại phản xạ (trong cách thứ 2). Nó được hình thành và phát triển ngay từ lần đầu tiên bạn sử dụng điện thoại để nhắn tin. Phản xạ này được gọi là thói quen.

“Tự động hóa” cơ thể

Thói quen tốt trong học tập

1. Tự làm cho mình những đề kiểm tra sau khi học xong một chương nào đó. Đây có thể xem như những kì thi thử trước khi dự một kì thi thật (kiểm tra, thi học kì, tốt nghiệp...). Càng trải qua nhiều kì thi thì ở những lần thi sau kiến thức mà chúng ta thu nhận được càng gia tăng. Ngược lại, những sai sót có thể gặp phải sẽ giảm xuống đáng kể.

2. Ôn lại bài ngay sau khi học. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong khoảng 10 phút sau khi học, bộ não của chúng ta có thể ghi nhớ được gần hết những gì đã học trước đó; chúng ta sẽ quên đến 80% kiến thức sau khi học 24 giờ. Vì vậy, hãy ôn lại bài vào thời điểm mà bộ não của chúng ta còn lưu giữ lại nhiều khiến thức nhất. (Use your Memory - Tony Buzan).

Thử điểm lại hoạt động xảy ra trong ngày của mỗi người xem. Sáng sớm, tụi mình chẳng cần ai nhắc nhở phải đánh răng, súc miệng, rửa mặt... Khi đến trường, tụi mình cứ thế mà đạp xe, không cần nhớ lại phải chạy như thế nào (như những lần đầu tập chạy); cũng chẳng cần nhớ lại từ nhà mình đến trường phải đi qua những con đường nào. Thực chất những công việc đó đã được chúng ta “tự động hóa”. Hay nói dễ hiểu là tụi mình thực hiện những việc đó như một chú robot đã được lập trình.

Để tạo một thói quen rất đơn giản. Chỉ cần chúng ta thực hiện một việc nào đó thường xuyên, trong thời gian dài. Dĩ nhiên ở những lần đầu tiên, chúng ta sẽ gặp khó khăn nhưng càng về sau, mọi chuyện càng trở nên dễ dàng.

Một ví dụ rất gần gũi về sự hình thành thói quen chính là việc đội nón bảo hiểm. Trước đây, khi ra đường, mọi người ít khi nhớ phải đội nón bảo hiểm, đã vậy còn cảm thấy thật bất tiện và khó chịu. Còn bây giờ, trèo lên xe mà không có nón bảo hiểm là tụi mình nghe “lạnh da đầu” liền.

Bắt kịp thời đại

Cuộc sống của con người ngày càng phát triển vì vậy cũng sinh ra nhiều kiến thức mới, thói quen sinh hoạt mới. Sáng tụi mình phải đọc báo, rồi vô trường học kiến thức, chiều về đi học ngoại ngữ, tối online tìm thông tin... Cũng chỉ có 16 giờ trong 1 ngày (8 giờ dành cho việc ngủ), nhưng những sinh hoạt thường ngày của con người ngày nay nhiều hơn so với con người ở thời điểm 100 năm về trước. Nếu không biết cách sắp xếp hay mất quá nhiều thời gian cho những sinh hoạt thường ngày thì tụi mình sẽ bỏ qua rất nhiều thứ trong cuộc sống. Và cũng nên nhớ rằng, đừng quá phụ thuộc vào thói quen, vì như vậy bạn sẽ vô tình “bóp chết” sự sáng tạo của mình.

dinhnen

Tổng số bài gửi : 144
Join date : 28/02/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết